top of page
Rechercher
Photo du rédacteurTỪ THỨC

Khí phách NGUYỄN THÁI HỌC

Dưới đây là một tài liệu lịch sử: lá thư hào hùng của NGUYỄn THÁI HỌC gởi quốc hội Pháp, năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại.

Ngày 17/6/1930, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính cùng 11 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp xử tử ở Yên Bái:

‘’Việt Nam muôn năm !’’, một đầu rơi trụng

‘’Việt Nam muôn năm’’, người kế tiến lên

Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên

Những liệt sĩ vào tên người tuẫn quốc ‘’

( Đằng Phương)

THƯ NGUYỄN THÁI HỌC ( 1902-1930)

Gởi Quốc Hội Pháp

Thưa quý vị dân biểu,

Trên mặt công chính: quyền của mỗi công dân mong muốn tổ quốc mình được tự do. Trên phương diện nhân đạo: bổn phận của bất cứ cá nhân nào là cứu vãn người anh em bất hạnh bất hạnh.

Tôi thấy gì ? Từ 60 năm nay, nước tôi bị các ông, người Pháp, đô hộ. Anh em tôi đau khổ dưới sự thống trị của các ông, sự sống còn của dân tộc tôi bị đe doạ. Tôi có bổn phận, và nhiệm vụ, bảo vệ nước tôi, anh em tôi.

Mới đầu, tôi đã nghĩ có thể đạt mục đích đó bằng cách cộng tác với các ông. Những thất bại liên tiếp khiến tôi hiểu rằng người Pháp không thành thực muốn sự cộng tác đó, và không thể phục vụ đồng bào tôi khi các ông còn làm chủ đất nước này.

Vì vậy, tôi thành lập, năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng với mục tiêu :1. Đánh đuổi người Pháp ra khỏi lãnh thổ , 2: thành lập một chính phủ cộng hoà An Nam, thực sự dân chủ.

Tôi nhận trách nhiệm hoàn toàn về những biến chuyển chính trị từ ngày đó, do tôi tổ chức. Tôi là thủ phạm thực sự, duy nhất; cái chết của tôi là đủ. Tôi xin ân xá cho những người khác.

Tôi tuyên bố: từ nay, nếu muốn tìm cách cai trị Đông Dương một cách bình yên, không bị các hành động cách mạng cản trở, người Pháp phải 1. từ bỏ tất cả những phương pháp tàn bạo, vô nhân đạo. 2. Hành xử như những người bạn của người An Nam, thay vì là người chủ tàn ác 3. tìm cách xoa dịu những

thống khổ tinh thần, thể xác của người An Nam, bằng cách trả lại các quyền căn bản của mỗi cá nhân: tự do đi lại. tự do học hỏi, tự do hội họp, tự do báo chí. 4. Ngưng dung túng tệ trạng tham nhũng và các hành xử tồi tệ của công chức 5. Phát triển giáo dục, thương mại, kỹ nghệ bản xứ.

Xin quý vị dân biểu nhận nơi đây sự kính trọng của tôi.

Kẻ thù của quý vị, nhà cách mạng THÁI HỌC.’’

( Tài liệu trích dẫn trong ‘’Viet Nam, la tragédie indo-chinoise’’, của Louis Roubaud. Paris, Librairie, 1931. Séminaire ASIOC. Mémoires d’Indochine-Guillermot)

—————————————————


THƯ NTH, NGUYÊN BẢN TIẾNG PHÁP:

Messieurs les Députés

En équité : le droit de tout citoyen est de vouloir sa patrie libre. En humanité : le devoir de tout individu est de secourir son frère malheureux.

Que vois-je ? Depuis plus de soixante ans ma patrie est asservie par vous, Français. Mes frères souffrent sous votre domination, ma race est menacée dans son existence. J’ai donc le droit et le devoir de défendre mon pays et mes frères.

J’avais d’abord pensé atteindre ce but en collaborant avec vous. Mes échecs répétés m’ont conduit à comprendre que les Français ne désiraient pas sincèrement cette collaboration et qu’il me serait impossible de servir mes compatriotes aussi longtemps que vous serez les maîtres de mon pays.

J’ai alors, en 1927, organisé le parti nationaliste annamite [VNQDĐ] dont l’action devait tendre : 1° à chasser les Français du territoire ; 2° à former un gouvernement républicain annamite sincèrement démocrate.

Je me rends personnellement responsable de tous les événements politiques survenus dans mon pays depuis cette date et organisés par moi. Je suis le seul et vrai coupable, ma mort doit donc suffire. Je demande grâce pour les autres.

Ceci dit, je tiens à vous déclarer que si les Français veulent désormais occuper l’Indochine en toute tranquillité, sans être gênés par aucun mouvement révolutionnaire, ils doivent : 1° abandonner toute méthode brutale et inhumaine ; 2° se comporter en amis des Annamites, non plus en maîtres cruels ; 3° s’efforcer d’atténuer les misères morales et matérielles en restituant aux Annamites les droits élémentaires de l’individu: liberté de voyage, liberté d’instruction, liberté d’association, liberté de la presse; 4° ne plus favoriser la concussion des fonctionnaires ni leurs mauvaises mœurs; 5° donner l’instruction au peuple, développer le commerce et l’industrie indigène...

Veuillez agréer, Messieurs les députés, l’expression de mes sentiments de respect.

Votre ennemi, le révolutionnaire, THAI HOC.

(té par Louis ROUBAUD, Viet-Nam la tragédie indo-chinoise, Paris, Librairie Valois, 1931, pp. 147-148.)

------------------------------------------


NGÀY TANG YÊN BÁY

Đằng Phương (Nguyễn Ngọc Huy)

Kính tặng hương hồn những liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy

Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!

Trong bình minh sương lạnh phủ âm thầm.

Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt.

Toan lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.

Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than.

Từ lưng trời, sương trắng rủ màn tang.

Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ

Trên Yên Báy âu sầu và lặng lẽ,

Giữa mấy hàng gươm súng toả hào quang,

Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang

Thong thả tiến đến trước đài Danh Dự:

Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ,

Vài cụ già đầu bạc lệ ràn rơi

Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi!

Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn

Trên khoé mắt đã từng khinh đau đớn

Của những trang anh kiệt sắp lìa đời,

Nhưng chỉ trong giây phút vẻ tươi cười

Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước.

Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước,

Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường,

Éo le thay! muốn phụng sự quê hương

Phải dẫm nát bao lòng mình kính mến.

Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến.

Sau cái nhìn chào non nước bi ai,

Họ thản nhiên, lần lượt bước lên đài

Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng.

“Việt Nam muôn năm!” Một đầu rơi rụng,

“Việt Nam muôn năm!” Người kế tiến lên.

Và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên

Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc,

Sau Đức Chính, đây là phiên Thái Học,

Anh nghiêng mình trước xác những anh em,

Rồi mĩm cười, Anh ngảnh mặt nhìn xem

Những kẻ đến quan chiêm đoàn liệt sĩ

Để từ biệt những bạn đồng tâm chí.

Tiếng tung hô bổng nổi, vang trời cao,

Nhưng liền theo Anh đã bị xô vào

Chiếc gươm máy giăng tay chào, lặng lẽ.

Đao xuống, đầu rơi, máu đào tung toé.

Người anh hùng nước Việt thôi còn đâu!

Lũ thực dân giám sát đúng nhìn nhau

Như trút sạch hết những đìều lo ngại

Và xoa tay chúng thở dài khoan khoái,

Trong rừng người ứa lệ, Nguyễn Thị Giang

Nén nỗi đau như cắt xé can tràng

Đứng ngơ ngác lặng người bên Hữu Cảnh.

Trong nắng sớm, gió căm hờn quát mạnh

Như thề cùng những tử sĩ anh linh

Vang dội cùng trên đất Việt điêu linh

Những tiếng thét uy hùng vì giống Việt.


Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!

Như tan trong gió mạnh khóc vang rầm

Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt

Cố lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.


Thân anh hùng đã nát dưới ngàn cây

Nhưng tiếng hô còn phảng phất đâu đây,

Mười lăm năm sau ngày sầu Yên Báy,

Toàn thể giống Tiên Rồng cùng đứng dậy,

Cố đuổi loài tham bạo khỏi non sông,

Hơn hai năm đất Việt máu pha hồng

Mà chiến sĩ vẫn một lòng cương quyết

Thề tranh đấu đến khi nào nước Việt

Được hoàn toàn đôc lập mới ngừng tay.

Thế là dòng máu vọt dưới trời mây

Một buổi sáng mười lăm năm về trước

Đã vẽ được cảnh anh hùng nguyện ước.

Đưa non sông ra khỏi chốn u trầm

Cả toàn dân nước Việt đến muôn năm

Vẫn ghi tạc trong tâm ngày hôm ấy,

Ngày hôm ấy, ôi! ngày tang Yên Báy!


Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!

Xé nát màn sương lạnh phủ âm thầm,

Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt

Đã lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.

(tuthuc-paris-blog.com)






247 vues0 commentaire

Posts récents

Voir tout

Comments


bottom of page