Như một phản ứng Pavlov, các đồng chí lãnh đạo, khi mở miệng, không bao giờ bỏ qua một cơ hội để ăn nói ngớ ngẩn.
Tại hầu hết các quốc gia tiến bộ, giáo dục hoàn toàn miễn phí, từ mẫu giáo tới đại học ( kể cả ở miền Nam VN trước 75 ), vì giáo dục là bổn phận của nhà nước, là tương lai của dân tộc. So với tổng sản lượng trung bình trên đầu người ( PIB ), VN là nơi học phí cắt cổ nhất thế giới, từ học phí chính thức đến chuyện đi học thêm, quà cáp, biếu xén, trầu cau, phí tổn dưới gầm bàn , không nơi nào có. , Với PIB ( tổng sản lượng tên đầu người) trên 2200 Us Dollars /năm , lợi tức của người Việt thuộc loại thấp nhất thế giới . Và đó chỉ là con số trung bình. Lợi tức của đa số thấp hơn nữa vì tiền bạc tập trung vào một thiểu số ưu đãi, thân cận với giới cầm quyền
Lấy thí dụ nước Pháp : giáo dục hoàn toàn miễn phí tới Đại học, trừ khi muốn học trường tư. Mấy năm gần đay, vào đại học cũng phải đóng niên liễm ( cử nhân 184 euros/năm, master gần 400 euros ), nhưng sinh viên thuộc gia đình có lợi tức thấp đều có học bổng, trên đưới 3000 euros một năm ( euro=1,20 dollar ). Ngoài ra, còn đủ loại trợ cấp khác, tùy trường hợp, thí dụ trợ cấp 6661 euros/năm cho sinh viên gặp khó khăn tài chánh, trợ cấp nhà ở vv…Sinh viên chỉ việc so sánh hoàn cảnh của mình với các tiêu chuẩn của bộ Giáo dục, để biết có quyền lãnh bao nhiên tiền trợ cấp mỗi năm.Tất cả đều minh bạch, không cần chạy chọt, xin xỏ. https://www.service-public.fr/particuliers/vosdroits/F32456 Ngay cả ở Hoa Kỳ, quê hương của tư bản, nơi đại học là một ''business'' tư nhân, học phí cao, 72% sinh viên theo học nhờ học bổng. Học hành từ mẫu giáo tới hết trung học đều hoàn toàn '' free''.. Ở Đan Mạch, không những giáo dục các cấp hoàn toàn miễn phí, tất cả sinh viên đại học đưọc hưởng trợ cấp để thoải mái học tập, khoảng 500 dollars mỗi tháng nếu còn ở với cha mẹ, 1000 mỗi tháng nếu sống riêng.
Các quốc gia xứng đáng là một quốc gia, bỏ ra những ngân khoản khổng lồ cho giáo dục, vì họ hiểu rằng đầu tư vào giáo dục là một cách đầu tư thông minh nhất, có ý nghĩa nhất. Không ai đặt câu hỏi giáo dục tốn kém bao nhiêu cho công quỹ, chỉ đặt câu hỏi giáo dục có công bình không, có hữu hiệu không, có mở cửa cho mỗi công dân có cơ hội ngang nhau để thanh công hay không, và, từ đó, bảo đảm tương lai cho những thế hệ sau. Không ai ngồi nghĩ cách bòn rút đồng xu cuối cùng của học trò. Mỗi năm, ở Pháp, nhà nước trả phí tổn 6300 euros cho việc giáo dục mỗi học sinh mẫu giáo, 10.000 mỗi học sinh trung học, 13.000 mỗi sinh viên đại học. Trung bình, tại Âu Châu, đào tạo một sinh viên từ khi vào đại học tới khi ra trường tốn 52.000 euros cho ngân sách nhà nước ( tới 92.000 tại Thụy Điển, Hoà Lan )
Cố nhiên, không thể so sánh một nước nghèo với một nước giầu, một nước có chủ nghĩa ngu dân với một nước có ...giáo dục, coi giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Theo Liên Hiệp Quốc, 97 trên 105 quốc gia nghèo, hay có lợi tức thấp, đã cam kết bảo đảm giáo dục từ mẫu giáo tới đệ nhất cấp trung học Một câu hỏi : giả thử ngân sách giáo dục VN tăng gấp đôi, học phí tăng gấp đôi, hậu quả sẽ ra sao ? Lương giáo chức có tăng gấp hai, trường học chuồng bò có sạch sẽ hơn, chất lương giáo dục có được cải thiện, chương trình nhồi sọ có giảm bớt ?. Hay dinh cơ của các quan sẽ lớn gấp đôi, nhà cửa mua ở ngoại quốc sẽ sang trọng hơn ( ''đồng tiền đi liền với chất lượng'' nhà cửa, dinh cơ của lãnh đạo ), và chuyện mua bán, gian lận trên đầu học sinh sẽ nhẩy thêm vài bước nữa ?
Nhưng chuyện quan trọng hơn cả, không phải là tiền bạc. Chuyện quan trọng hàng đầu là mục tiêu của giáo dục. Giáo dục nhằm xây dựng một xã hội nhân bản, khai phóng, tiến bộ và thích ứng với thời đại, hay giáo dục nhồi sọ, thiển cận, lạc hậu để đưa thế hệ tương lai vào bóng tối ?
Chuyện khẩn cấp phải làm, nhưng chắc sẽ không ai trong nhóm cầm quyền nghĩ tới , là nâng cao chất lượng của '' đầy tớ dân '' so với trọng trách của họ. Lãnh trách nhiêm giáo dục một dân tộc gần 100 triệu nhân mạng mà thi tài ăn nói ngớ ngẩn với cán bộ xã, với dư luận viên, quả thực là trình độ hơi thấp '' so với thế giới ''.
'' Giáo dục là võ khí lợi hại nhất để thay đổi thế giới '' ( Nelson Mandela). Thay đổi cho tốt đẹp hơn, hay tồi tệ hơn, tùy theo giáo dục tốt hay xấu.
Ở VN, phụ huynh phải thắt lưng buộc bụng, è cổ trả nợ cho con cái được đi nhồi sọ, để trở thành thất nghiệp, về hưu trước khi đi làm. Một nền giáo dục bệ rạc dẫn dân tộc xuống hố.
Comments